Trưởng thành là gì? Cách trở thành người trưởng thành

Trưởng thành là gì? Ai trong chúng ta rồi cũng đến tuổi phải lớn lên, việc trưởng thành có tầm quan trọng rất lớn đối với mỗi con người. Vậy làm thế nào để trở thành người trưởng thành? Hãy cùng M5s tìm hiểu ngay những dấu hiệu của người trưởng thành trong bài viết này nhé.

Trưởng thành là gì

1. Trưởng thành là gì?

Trưởng thành là một quá trình không ngừng phát triển và thay đổi cả về thể chất, tinh thần tâm sinh lý của mỗi con người. Đó là khi một cá nhân không chỉ lớn lên về tuổi tác mà còn có những thay đổi sâu sắc trong suy nghĩ, hành động và cách nhìn nhận về cuộc sống.

Trong tiếng anh “Trưởng thành” được dịch là “Mature” thể hiện một người chín chắn, cẩn thận, được coi là người lớn đã thay đổi về lối sống và cách suy nghĩ 

Trưởng thành là gì

Bao nhiêu tuổi sẽ trở thành người trưởng thành?

Độ tuổi trưởng thành là một khái niệm tương đối, không có số tuổi chính xác để trả lời câu hỏi này. Vì theo luật pháp của Việt Nam, khi tròn 18 tuổi bạn sẽ chính thức được coi là người trưởng thành và có đầy đủ quyền công dân. 

Với độ tuổi 18 bạn chỉ mới được công nhận là người trưởng thành về hình thức pháp lý thôi. Còn để trở thành một người trưởng thành thực sự thì không chỉ đơn thuần là số tuổi của một người, mà còn liên quan đến nhiều yếu tố khác như lối sống, tư duy, hành động,...

Trưởng thành ở người đàn ông là gì?

Ở người đàn ông trưởng thành, họ không chỉ có độ tuổi lớn hơn mà về tâm lý người đàn ông sẽ có khả năng thấu hiểu đồng cảm với những người thân và mọi người xung quanh, chịu trách nhiệm trong hành động và lời nói của mình, họ tự tin độc lập về mọi quyết định mà bản thân đưa ra. Đặc biệt người đàn ông trưởng thành sẽ giữ được bình tĩnh, thể hiện sự bản lĩnh để xử lý mọi khó khăn trong cuộc sống.

Người đàn ông trưởng thành

Trưởng thành ở người phụ nữ là gì?

Người phụ nữ thường sẽ trưởng thành sớm hơn đàn ông, họ biết lo toan cho cuộc sống, chăm sóc và yêu thương bản thân hơn, tự lập về tài chính, mạnh mẽ đối diện với mọi khó khăn và thử thách. Đặc biệt họ có một trực giác nhạy bén, luôn là người thấu hiểu và nhiều cảm xúc hơn phái nam. 

Khi phụ nữ trưởng thành họ sẽ có một sức hút rất kỳ lạ đối với bạn khác giới, sự dịu dàng, nữ tính nhưng cũng thể hiện được cá tính, độc lập và có tri thức khiến họ tỏa ra một vẻ đẹp quyến rũ.

Trưởng thành trong tình yêu là gì?

Đối với đàn ông trưởng thành trong tình yêu, họ là những người rất chung tình, luôn muốn che chở cho cô gái mình yêu, chăm sóc và chiều chuộng hết mực. Suy nghĩ thấu đáo và quan tâm tới người yêu, rất ít khi giận dỗi hay cáu gắt trong cả lời nói và hành động.

Khi yêu một cô gái trưởng thành, bạn sẽ thấy cô ấy vô cùng hiểu chuyển, không đòi hỏi, luôn phát triển bản thân, thấu hiểu và sẻ chia với nửa kia. Họ luôn nhắc nhở và lo lắng cho đối phương, không còn tính trẻ con hay dỗi mà cô ấy sẽ chú tâm vào chăm sóc sắc đẹp, nâng cao tri thức cho bản thân nhiều hơn.

Trưởng thành trong tình yêu là gì

2. Dấu hiệu của một người trưởng thành

Thay đổi lối sống, cách suy nghĩ

Dấu hiệu đầu tiên của một người trưởng thành đó là suy nghĩ chu đáo hơn, thay đổi lối sống theo chiều hướng tích cực có thể là những thay đổi nhỏ về tư duy, cách sống cũng góp phần thay đổi bản thân.

Biết được ưu, nhược điểm của bản thân

Khi chưa đủ chín chắn bạn sẽ bị mông lung về mọi thứ, thậm chí còn không biết bản thân thích gì và muốn làm gì. Nhưng khi trưởng thành bạn đã nhận ra điểm mạnh của bản thân để tìm hướng phát triển và nắm rõ khuyết điểm để sửa chữa.

Sống thật với chính mình, chấp nhận hiện thực

Khi lớn người trưởng thành sẽ dám đối diện với chính mình, chấp nhận quá khứ, sống thật với chính mình ở hiện thực, không ngừng học hỏi và thay đổi bản thân. Linh hoạt để thích nghi với những thay đổi và thử thách trong cuộc sống.

Biết đặt ra nguyên tắc và nghiêm túc làm theo

Là người đã trưởng thành bạn có thể nhận thấy họ sống có kỷ luật hơn, những nguyên tắc đặt ra cho chính bản thân và luôn chấp hành đúng, làm mọi việc rất nghiêm túc, đúng quy trình.

Sống vì bản thân nhưng vẫn có trách nhiệm trong mọi việc

Biết cách làm đẹp cho bản thân nhiều hơn, sửa lại tóc, trang phục có gu hơn, chăm sóc da mặt,... làm mọi việc đều nghĩ cho bản thân, sẵn sàng chịu trách nhiệm cho hành vi mình đã làm.

Quan tâm tới cảm xúc của những người xung quanh

Trưởng thành rồi sẽ biết lắng nghe hơn, thông cảm và sẻ chia mọi chuyện, đặc biệt quan tâm đến cảm xúc của những người thân, bạn bè xung quanh mình.

Có mục tiêu, mục đích rõ ràng trong mọi việc

Có định hướng rõ ràng về tương lai, đặt ra mục tiêu cho mọi việc và cố gắng phấn đấu để đạt được mục đích đã đề ra.

Dấu hiệu của người trưởng thành

Sự trưởng thành là một món quà quý giá mà cuộc sống ban tặng cho mỗi người. Tuy nhiên, để có được món quà này, chúng ta phải trải qua nhiều khó khăn, thử thách và thậm chí cả những thất bại. Nhưng chính những trải nghiệm đó đã giúp chúng ta trở nên mạnh mẽ hơn, bản lĩnh hơn và sống một cuộc sống trọn vẹn hơn.

3. Cách để trở thành người trưởng thành

3.1 Khả năng tự lập và quản lý cuộc sống

Khả năng tự lập

  • Tự lập về kinh tế: Để trở thành người trưởng thành bạn phải có khả năng tự kiếm tiền để trang trải cuộc sống mà không cần phụ thuộc vào tiền chu cấp của người thân.
  • Tự lo bản thân: Sống độc lập, không ở chung với gia đình, biết chăm lo cho bản thân như tự nấu ăn, giặt đồ, dọn dẹp nhà cửa một mình mà còn cần sự giúp đỡ từ người khác.
  • Tự tin: Mọi quyết định, suy nghĩ và hành động của người trưởng thành thường rất chín chắn, họ sẽ chịu mọi trách nghiệm với những gì mình làm ra dù điều tốt hoặc điều chưa tốt.

Quản lý cuộc sống

  • Quản lý về thời gian: Người trưởng thành sẽ biết cách sắp xếp, chia nhỏ thời gian cho từng công việc hoạt động hàng ngày theo một kế hoạch, không lãng phí thời gian chơi game hay lướt mạng xã hội quá nhiều, dành thời gian đọc sách, học hỏi để phát triển bản thân .
  • Quản lý về tài chính: Chia nhỏ quỹ tài chính cho từng mục chi tiêu trong cuộc sống và biết tiết kiệm tiền cho những mục tiêu lớn.
  • Quản lý các mối quan hệ: Xây dựng và duy trì các mối quan hệ lành mạnh hơn, giao tiếp cởi mở, tạo niềm tin và tôn trọng lẫn nhau  .

3.2 Biết chịu trách nhiệm với hành động của mình

Để trở thành người biết chịu trách nghiệm với mọi hành động của mình, trước hết bạn phải biết suy nghĩ tháo đáo mọi sự việc, biết nghĩ tới cảm xúc của những người xung quanh trước khi hành động. Không đổ lỗi, trách móc cho người khác về hành vi của mình, hãy can đảm chịu trách nhiệm về mọi hậu quả mà mình đã làm ra. 

Nếu việc bạn làm là điều tốt thì tự tán dương, khen thưởng cho bản thân, nếu là điều chưa tốt thì cần nhận lỗi, sửa chữa, kiểm điểm và thay đổi để tốt hơn trong tương lai.

Cách trở thành người trường thành

3.3 Khả năng kiểm soát cảm xúc và hành vi

  • Người chưa trưởng thành thường có tính cách nóng nảy, nông nổi, làm ra những hành động mất kiểm soát về cả lời nói và hành động gây tổn thương người khác về tinh thần và thể xác.
  • Để làm người lớn trưởng thành, việc bạn cần thay đổi nhiều nhất đó chính là biết cách kiểm soát cảm xúc của bản thân, tránh hành động ra những hành vi xấu.
  • Bạn có thể ngồi thiền, tập thể dục, học võ, hoặc luyện viết. Nếu bạn thường xuyên luyện tập những việc này, tâm trí của bạn sẽ điềm tĩnh hơn không bị hỗn loạn hay kích động nữa, cảm xúc nhẹ nhàng đối với mọi sự việc,.. dần dần bạn sẽ học được khả năng kiểm soát cảm xúc và hành vi của mình.

3.4 Suy nghĩ và hành động dựa trên lý trí thay vì cảm xúc nhất thời

Để suy nghĩ được chín chắn hơn thì bạn cần thấu hiểu cho mọi người xung quanh, đặt mình vào vị trí của người đối diện và người thân để hiểu được cảm giác, có cái nhìn khách quan hơn về sự việc. Từ đó bạn sẽ hành động dựa trên lý trí thay vì làm ra những việc theo cảm xúc nhất thời.

Làm được điều trên không chỉ giúp bạn trưởng thành hơn mà còn có thể giúp bạn thành công hơn trong mọi việc. Trở thành người tâm lý và thấu hiểu được mọi người tin tưởng và yêu mến, từ đó sẽ nhận được nhiều sự giúp đỡ từ đồng nghiệp và mọi người xung quanh.

4. Những sự trưởng thành thường thấy trong cuộc sống

Trưởng thành về thể chất là: 

  • Phát triển hệ xương: Xương chắc khỏe hơn, khung xương hoàn thiện.
  • Phát triển hệ cơ: Cơ bắp phát triển, tăng cường sức mạnh.
  • Phát triển các hệ cơ quan: Hệ tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, thần kinh... hoạt động ổn định và hiệu quả.
  • Biến đổi về sinh lý: Các biến đổi liên quan đến dậy thì, như thay đổi giọng nói, mọc lông, kinh nguyệt ở nữ giới.
  • Tăng trưởng chiều cao và cân nặng: Cơ thể lớn lên về kích thước, các bộ phận cơ thể phát triển cân đối.

Trưởng thành trong cuộc sống

Trưởng thành về tri thức: 

  • Học hỏi chủ động:  Người trưởng thành không chỉ học vì nghĩa vụ mà còn vì niềm đam mê tìm tòi, khám phá những điều mới mẻ.
  • Tư duy phản biện: Họ là những người phản xạ nhanh nhạy, không dễ dàng chấp nhận mọi thông tin mà luôn đặt câu hỏi, tìm hiểu sâu hơn để đưa ra đánh giá khách quan.
  • Sáng tạo: Những người này họ có khả năng nghĩ ra những ý tưởng mới, cách làm việc hiệu quả hơn.
  • Giải quyết vấn đề: Họ tự tin đối mặt với khó khăn, tìm ra giải pháp và đưa ra quyết định.
  • Liên tục học hỏi: Luôn không ngừng cập nhật kiến thức mới, theo dõi những xu hướng phát triển của xã hội, thay đổi để đuổi kịp với thời thế.
  • Vận dụng kiến thức vào thực tế: Là người biết cách áp dụng những gì đã học vào công việc, cuộc sống hàng ngày.

Trưởng thành về xã hội:

  • Tuân thủ các quy tắc, chuẩn mực: Là những người có cách cư xử, ứng biến phù hợp với các tình huống trong xã hội khác nhau, chấp hành đúng luật pháp và các quy định chung.
  • Xây dựng các mối quan hệ xã hội lành mạnh: Họ có kỹ năng giao tiếp hiệu quả, phát triển và duy trì nhiều mối quan hệ tốt đẹp với những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp làm chung và những người xung quanh.
  • Đóng góp vào cộng đồng: Họ là người có ý thức trách nhiệm với cộng đồng, tham gia các hoạt động tình nguyện trong xã hội, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.
  • Khả năng thích ứng: Nhanh chóng thích nghi với những thay đổi trong môi trường xã hội, linh hoạt trong các tình huống mới.

Trưởng thành về cảm xúc:

  • Hiểu rõ cảm xúc của bản thân: Biết mình đang cảm thấy vui hay buồn, tâm trạng vì sao lại thay đổi.
  • Quản lý cảm xúc: Có khả năng kiểm soát những cảm xúc tiêu cực, không để chúng ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành động của mình.
  • Thấu hiểu cảm xúc của người khác: Đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu được họ đang cảm thấy gì.
  • Giải quyết vấn đề: Mạnh mẽ đối mặt với khó khăn một cách bình tĩnh, tìm ra giải pháp hợp lý trong mọi vấn đề.
  • Có trách nhiệm với hành động của mình: Suy nghĩ trước về hậu quả về những hành động của mình, biết chịu trách nhiệm cho những việc làm đó.

Trưởng thành về cảm xúc

5. Tầm quan trọng của việc trưởng thành đối với mỗi người

  • Trở thành người tự lập và độc lập - Người trưởng thành có thể sống một cuộc đời hoàn toàn tự do, làm bất cứ điều gì mà bạn thích, không cần sự lo bao bọc từ người thân, biết tự lo và chịu trách nhiệm với bản thân
  • Thành công trong cuộc sống - Có mục tiêu rõ ràng về tương lai, luôn cố gắng và phát triển để thực hiện ước mơ và hoài bão. Điều này giúp bạn đạt được thành công trong công việc và cuộc sống.
  • Bản lĩnh đối diện khó khăn - Ý chí kiên định từ một người đã trưởng thành sẽ giúp cho mỗi chúng ta mạnh mẽ vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống
  • Thấu hiểu và cảm thông - Biết sống tình cảm hơn biết lắng nghe và thông cảm cho mọi người xung quanh, giúp gắn bó và duy trì những mối quan hệ lâu dài
  • Sống có ý nghĩa - “Người có tâm - ắt sẽ có tầm”, bạn sẽ sống tốt hơn đem lại nhiều đóng góp cho xã hội, sống tích cực và lạc quan từ đó yêu đời và cảm thấy hạnh phúc với những thứ mình có.

6. Làm sao để trở thành người trưởng thành

6.1 Bớt đi sự nóng tính

Nóng tính là bản chất đều có trong mỗi con người, khi nóng giận bạn sẽ mất bình tĩnh và làm ra những hành động không có kiểm soát, để bớt đi sự nóng tính này, bạn có thể tham khảo ngay những cách M5s gợi ý dưới đây 

Hãy hiểu bản thân hơn bằng cách

  • Quan sát cơ thể: Khi bắt đầu cảm thấy nóng giận, bạn có thể thấy cơ thể thay đổi về hơi thở gấp, nhịp tim tăng nhanh, cơ bắp căng cứng, lời nói lắp bắp,..bạn hãy để ý những biểu hiện của bản thân khi trở nên nóng tính 
  • Ghi nhật ký: Từ những thay đổi của cơ thể ở trên, bạn hãy viết ra những gì khiến bạn tức giận, điều gì làm cho bạn cảm thấy không kiểm soát được bản thân. Từ đó tìm cách thay đổi phù hợp thực trạng của bạn 

Dùng kỹ thuật thư giãn

  • Hít thở sâu: Đây là cách đơn giản nhưng hiệu quả để làm dịu cơ thể và tâm trí. Hãy hít vào thật sâu bằng bụng, giữ trong vài giây rồi từ từ thở ra.
  • Thiền định: Thiền giúp bạn tập trung vào hơi thở, giảm bớt suy nghĩ tiêu cực và tăng cường sự bình tĩnh.
  • Tập Yoga: Các động tác yoga nhẹ nhàng nhưng cần sự tập trung toàn bộ cơ thể để thực hiện, đây là bộ môn không chỉ tốt cho sức khỏe thể chất mà còn giúp bạn thư giãn và cân bằng cảm xúc.

Tập yoga thư giãn

Không đổ lỗi cho bản thân và những người bên cạnh

  • Khi gặp một vấn đề nào đó thay vì đổ lỗi bạn hãy chấp nhận sự việc, nhìn nhận lỗi lầm và tìm cách giải quyết vấn đề. Nếu ai cũng không nhận lỗi thì vấn đề càng lâu giải quyết, khiến bạn càng thêm mệt mỏi từ đó dễ nổi cáu hơn.
  • Tìm kiếm sự hỗ trợ: Có thể chia sẻ ra với bạn bè, người thân hoặc những người bạn cảm thấy tin tưởng. Nói ra cảm xúc của bản thân ngay lúc đó, để cho mọi người hiểu và đưa ra lời khuyên cho bạn.

Thay đổi hành vi bằng cách

  • Giữ khoảng cách: Khi cảm thấy cơn giận sắp bùng phát, hãy rời khỏi tình huống đó để có thời gian bình tĩnh lại.
  • Vận động: Tập thể dục, đi bộ hoặc chạy bộ thật nhanh có thể giúp bạn tức thì giải tỏa căng thẳng.
  • Uống nước: Bạn có thể uống 1 ly nước lớn khi bạn mất kiểm soát về cảm xúc

Xây dựng lối sống lành mạnh:

  • Ngủ đủ: Một giấc ngủ đủ mà các chuyên gia khuyên chúng ta hãy ngủ từ 6-8 tiếng đối với người trưởng thành, sẽ tăng trí nhớ, giảm mệt mỏi,..Ngược lại việc thiếu ngủ có thể dẫn đến hormone trong người của bạn thay đổi bất thường , từ đó khiến bạn dễ cáu giận, tức tối với mọi chuyện dù là vấn đề nhỏ nhất.
  • Ăn uống lành mạnh: Bạn hãy nạp đầy đủ chất dinh dưỡng trong các bữa ăn một cách khoa học vừa giúp bạn giữ dáng lại có một sức khỏe tốt.
  • Hạn chế sử dụng chất kích thích: Cà phê, rượu bia, thuốc lá,..có thể làm tăng cảm giác lo lắng và căng thẳng. Điểm độc hại hơn nữa là khi thiếu những chất này bạn sẽ có thể bị run chân tay, thèm thuồng, dễ mất kiểm soát trong lời nói và hành động.

Xây dựng lối sống lành mạnh

6.2 Ít đặt kỳ vọng vào người khác hơn

Việc ít đặt kỳ vọng vào người khác là một trong những dấu hiệu cho thấy một người đã thực sự trưởng thành. Tại sao bạn nên làm điều này, bởi vì:

  • Tránh thất vọng: Khi bạn đặt quá nhiều hy vọng vào người khác dù là mối quan hệ người thân hay trong chuyện tình cảm, và rồi kết quả đem lại không được như ý muốn hoặc người đó không đáp ứng lại kỳ vọng của bạn. Điều này sẽ khiến bạn hụt hẫng, mất niềm tin, buồn phiền và đau khổ nhiều hơn. 
  • Tạo không gian riêng: Khi không hy vọng vào ai hoặc không ai tạo áp lực với bạn, điều này sẽ giúp bản thân bạn được thoải mái hơn, thoải mái sống với phong cách riêng của mình, không bị gò bó, mất tự nhiên 
  • Tập trung vào bản thân: Bạn hãy dành thời gian để theo đuổi mục tiêu, thu nạp nhiều kiến thức mới để trở thành một phiên bản tốt hơn quá khứ. Thay vì lo lắng suy nghĩ về người khác có làm theo những kỳ vọng của mình hay không. Hãy trưởng thành và tự đáp ứng kỳ vọng của bản thân trước khi đặt hy vọng vào người khác

6.3 Giữ tâm lý vững vàng, không nản khi vấp ngã

Vấp ngã là một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Quan trọng là chúng ta chọn cách đứng lên và tiếp tục bước đi như thế nào. Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn giữ tâm lý vững vàng, không cuống, không nản khi gặp khó khăn:

  • Thay đổi góc nhìn: Chấp nhận thất bại là một phần của cuộc sống, thay vì coi vấp ngã là một thảm họa, hãy xem đó là một bài học quý giá cho việc trưởng thành.
  • Không tự trách mình quá mức: Mỗi chúng ta, đều có mắc phải những sai lầm trong cuộc sống, nhất là khi còn trẻ, nên bạn không nên dằn vặt, đau khổ quá nhiều về những gì mình đã làm. Thay vào đó hãy tích cực sống tốt, giữ vững tâm lý, suy nghĩ thấu đáo trước khi làm để không lập lại những điều tương tự
  • Không run, lo sợ khi gặp khó khăn: Trong tình huống quá hoảng bạn sẽ sẽ vô cùng lo lắng và run sợ, không đủ sáng suốt để đưa ra quyết định và hành động tiếp theo. Lúc này bạn có thể tìm người hỗ trợ, giúp đỡ để bạn ổn định lại tinh thần, không bị cuống khi xử lý tình huống nhé.
  • Ý chí kiên cường: Nếu mới vấp ngã mà bạn đã nản thì đó chưa phải người trưởng thành đâu. Sống trên đời sẽ có rất nhiều gian nan, thử thách đang đón chờ bạn. Các cụ xưa có câu: “Sai thì sửa chỉ sợ lòng không bền” thể hiện lên ý chí của con người, ai cũng có lúc sai, chỉ cần bạn mạnh mẽ đối diện với sự thật, chất nhận và chịu sửa sai thì ai cũng sẽ công nhận những cố gắng của bạn.

Kết luận:

Qua bài viết này do M5s cung cấp, hy vong giúp bạn hiểu hơn về sự trưởng thành là gì, những dấu hiệu nhận biết và cách để trở thành người trưởng thành đúng nghĩa nhất nhé.
 

09/08/2024 10:55
0 Bình luận
Sắp xếp theo