Ý chí là gì? Phương pháp rèn luyện ý chí cho bản thân

Nếu muốn đạt được kế hoạch đã đề ra thì chúng ta cần có ý chí quyết tâm theo đuổi mục tiêu bất kể khó khăn thử thách. Ý chí được xem là chìa khóa dẫn đến thành công trong cuộc sống. Vậy ý chí là gì? Làm cách nào để rèn luyện ý chí nghị lực cho bản thân? Hãy cùng M5s News tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Ý chí là gì

1. Ý chí nghị lực là gì?

1.1 Ý chí là gì?

Ý chí là sự cố gắng, bền bỉ nỗ lực và tự khích lệ bản thân để đạt được mục tiêu hoặc vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Đây được xem là yếu tố quan trọng để đạt được thành công và hạnh phúc. Ý chí không chỉ là một phẩm chất tâm lý học, mà còn là một kỹ năng cần được rèn luyện và phát triển thông qua việc đặt ra mục tiêu rõ ràng, tập trung và kiên trì trong việc đạt được chúng. 

Ý chí là gì

Theo Giáo trình Tâm lý học lại cương, ý chí có nghĩa là mặt năng động của ý thức. Ý chí được biểu hiện ở năng lực thực hiện hành động có mục đích, đòi hỏi chúng ta cần có sự nỗ lực để đạt được mục tiêu. Có thể nói nó chính là năng lực riêng của từng người, không ai giống ai, ý chí phụ thuộc vào tâm lý của mỗi cá nhân mà mức độ hoàn thành mục tiêu sẽ khác nhau.

Biểu hiện của người có sức mạnh ý chí trong cuộc sống:

  • Tự quyết định và hành động một cách độc lập, không bị chi phối bởi những yếu tố bên ngoài.
  • Quyết tâm và kiên định trong việc đạt được mục tiêu của mình.
  • Không sợ thất bại và sẵn sàng khả năng đối mặt với thách thức, khó khăn.
  • Tìm thấy niềm vui và ý nghĩa trong cuộc sống, sống tích cực và lạc quan.
  • Phát triển khả năng sáng tạo, tìm ra những cách tiếp cận mới để giải quyết các vấn đề.
  • Trân trọng thời gian và biết cách sử dụng thời gian hiệu quả.
  • Tôn trọng và đối xử tốt với người khác, luôn cởi mở và sẵn sàng giúp đỡ người khác.

1.2 Nghị lực là gì?

Đối với mỗi cá nhân sẽ có nghị lực không giống nhau bởi chúng ta được nuôi dạy, phát triển trong môi trường khác nhau vì vậy số phận mỗi người là khác nhau. Từ đó quan điểm về nghị lực của mỗi người cũng có sự khác biệt.

Nghị lực là giá trị tinh thần giúp bạn có thêm hy vọng đạt được mục tiêu, kế hoạch mà mình đã đặt ra trong tương lai không xa. Nghị lực đòi hỏi sự quyết tâm và kiên trì trong suy nghĩ, lời nói và hành động để đạt được mục tiêu của mình. Nghị lực có thể được rèn luyện thông qua việc đối mặt với những khó khăn, tập trung vào những giá trị và mục tiêu cá nhân và tự khích lệ bản thân để tiếp tục đi đến phía trước.

Nghị lực là gì

Có thể thấy, nghị lực là một yếu tố rất quan trọng trong cuộc sống. Nó giúp con người rèn luyện khả năng kiên trì, bền bỉ trong việc đạt được mục tiêu cũng như giúp chúng ta có khả năng đối mặt với những trở ngại và khó khăn. Bên cạnh đó, nghị lực còn truyền cảm hứng cho người khác, khuyến khích họ đối mặt với những thử thách chông gai phía trước.

>>Tìm hiểu thêm về đức tính liêm khiết là gì? (Đây là phẩm chất đạo đức quan trọng cần có của con người)

2. Tầm quan trọng của ý chí trong cuộc sống

Ý chí mang lại cảm giác có mục đích, phương hướng về những dự định bạn chuẩn bị thực hiện trong tương lai, điều này giúp bạn dành thời gian để suy nghĩ về những gì bạn muốn đạt được trong cuộc sống. 

Ví dụ, bạn có thể lập một kế hoạch 5 năm về cuộc sống mà bạn mơ ước sau này. Bằng sự kiên trì, ý chí quyết tâm theo đuổi kế hoạch dài hạn này có thể giúp bạn biến mơ ước thành sự thật.

Tầm quan trọng của ý chí trong cuộc sống

Ý chí cung cấp nguồn động lực to lớn thúc đẩy bạn nỗ lực hết mình hoàn thành mục tiêu mặc dù gặp thất bại cũng không bao giờ nản chí. Bạn cần hiểu rằng thất bại không loại loại trừ một ai nhưng nếu bạn có đủ ý chí, nghị lực sống thì bất cứ khó khăn nào cũng có thể vượt qua. Một tương lai tươi sáng luôn xứng đáng với những ai có đủ ý chí nghị lực vì vậy hãy thôi không ngừng cố gắng, chỉ những kẻ yếu đuối mới bị quật trước sóng gió cuộc đời.

Sống có ý chí giúp con người luôn lạc quan, tin tưởng vào chính mình có thể gặt hái được thành công trong cuộc sống. Thái độ sống tích cực này thúc đẩy chúng ta không ngừng nỗ lực, luôn chủ động, sáng tạo trong công việc.

Bên cạnh đó, sức mạnh ý chí còn giúp chúng ta thêm tự tin, tin tưởng vào khả năng của mình và sẵn sàng đối mặt với những thử thách và khó khăn.

3. Ý chí có phải là cốt lõi của sự thành bại?

Ý chí được xem là yếu tố cốt lõi quyết định sự thành công hay thất bại. Khi con người vấp phải thất bại, rơi vào giai đoạn khó khăn nhất cuộc đời, mất đi niềm tin vào tất cả mọi thứ thì con người ta sẽ trở nên kiệt quệ không còn đủ sức đối đầu với phong ba bão táp phía trước. Lúc này chỉ còn duy nhất ý chí tự lực tự cường là nguồn động lực to lớn cổ vũ, thôi thúc chúng ta vực dậy tinh thần, tiếp tục cố gắng vượt qua mọi thử thách.  

Ý chí là cốt lõi của thành công

Ý chí là nguồn sức mạnh to lớn giúp con người phát huy hết khả năng, tiềm lực ẩn sâu bên trong. Ý chí có thể tồn tại dưới hai dạng hình thức chính là bên trong và bên ngoài. 

Ý chí giúp con người không ngừng cố gắng, học tập, lao động, rèn luyện và thực hành để đạt đến phiên bản tốt nhất của chúng ta, ý chí còn giúp ta chống chọi lại mọi áp lực từ xã hội. Đồng thời, ý chí còn giúp ta giữ vững cái đầu lạnh, kiềm chế cảm xúc bên trong, không để những dục vọng cám dỗ làm xao nhãng việc chinh phục mục tiêu.

“Có chí thì nên”, câu tục ngữ ấy trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng đều chính xác, chúng giúp con người ngày càng phát triển, hoàn thiện bản thân trở nên tốt đẹp hơn. Điển hình là chàng trai Nguyễn Sơn Lâm mặc dù có khiếm khuyết về cơ thể, cao chưa đầy 1 mét và anh phải chống nạng để di chuyển tuy nhiên bằng bản lĩnh, ý chí nghị lực vượt qua mọi khó khăn nên anh đã chứng minh một điều rằng không gì là không thể. 

Anh thành thạo 3 thứ tiếng, từng dự thi chương trình Vietnam Idol 2010, 2011. Chính anh cũng là người khuyết tật Việt Nam đầu tiên đặt chân lên đỉnh núi Phan-xi-păng - nóc nhà Đông Dương mà không cần sự trợ giúp của người khác.

Ví dụ ý chí nghị lực

Bên cạnh đó vẫn còn một số tấm gương tiêu biểu về ý chí nghị lực cuộc sống. Ví dụ như chàng trai Tô Đình Khánh với nghị lực phi thường khi mất đi đôi chân ở tuổi 25. Anh rơi vào chán nản, suy sụp tinh thần. Nhưng bằng ý chí nghị lực, anh quyết tâm thay đổi bản thân. Khánh bắt đầu kinh doanh online và tạo kênh YouTube ghi lại cuộc sống thường ngày. Câu chuyện của anh đã truyền cảm hứng cho rất nhiều người. 

Tô Đình Khánh - chàng trai đầy ý chí nghị lực

Hay cô bé Linh Chi được ví như “Nick Vujicic” Việt Nam bị mất đi tay chân nhưng vẫn là tấm gương sáng về nghị lực sống và tinh thần hiếu học. Hoặc chàng trai Nguyễn Công Hùng mắc căn bệnh bại liệt toàn thân năm lên 2 tuổi đã được Tạp chí eChip trao danh hiệu “Hiệp sĩ công nghệ thông tin”.

Linh Chi - tấm gương ý chí nghị lực cuộc sống

Tất cả những tấm gương trên cho ta thấy nếu muốn thành công thì ý chí là yếu tố không thể thiếu. Đừng sợ khó khăn, trở ngại, vì chính nó là động lực để chúng ta phát triển hơn mỗi ngày. Phải đương đầu với gian nan, thất bại thì mới đủ ý chí nghị lực để chạm đến thành công.

4. Ý chí và mối quan hệ với các đặc điểm tâm lý nhân cách khác

Ý chí không phải là thuộc tâm lý độc lập của con người mà nó có mối liên hệ chặt chẽ với các mặt tâm lý khác. Vậy mối quan hệ giữa các đặc điểm tâm lý với ý chí là gì? Hãy cùng theo dõi nội dung bên dưới nhé!

Ý chí - nhận thức:

Quá trình nhận thức giúp con người tư duy, phản ánh bản chất sự vật, hiện tượng một cách khách quan. Nhờ nhận thức mà chúng ta có cảm xúc, tình cảm, có thể tự đặt ra các mục tiêu và dựa vào đó mà hành động. 

Nghĩa là ý chí do tư duy và trí tưởng tượng của chúng ta mang lại. Nhận thức làm cho ý chí được hình thành có đầy đủ nội dung. Mặt khác, ý chí cũng ức chế và điều chỉnh hành vi để hướng một cách có ý thức vào những nỗ lực mà bản thân đang phấn đấu để đạt được.

Nếu chúng ta nói giữa nhận thức và ý chí có mối quan hệ với nhau thì không đồng nghĩa với việc con người nhận thức cái gì thì đều hành động như thế. Nhưng khi con người đã suy nghĩ chín chắn, có mục tiêu kế hoạch cụ thể thì họ sẽ nỗ lực thực hiện ước muốn đó bằng tất cả sự quyết tâm, ý chí của mình. 

Con người cần nhận thức được việc mình đang làm thực sự có ích cho xã hội hay không thì tính ý chí mới có ý nghĩa, bằng không sự nỗ lực của họ sẽ trở nên vô ích.

Mối quan hệ giữa ý chí và nhận thức

Ý chí - tình cảm:

Tình cảm và ý chí có mối liên hệ mật thiết với nhau. Tình cảm đảm nhận vai trò kích thích con người hành động. Đồng thời những rung động, cảm xúc cũng kìm hãm hành động của con người. 

Tuy nhiên tình cảm cũng chịu sự kiểm soát của ý chí vì đôi khi con người thường hành động trái ngược với cảm xúc. Ví dụ, con người đấu tranh vượt qua sự mất mát, nỗi đau, sự tức giận đều nhờ vào ý chí, nếu không có đủ quyết tâm thì con người rất dễ bị tình cảm chi phối.

5. Đặc điểm của ý chí

Tính mục đích

Trong ý chí có mục đích, thể hiện ở chỗ con người có thể xác định được mục đích của việc mình làm, nhờ ý chí mà đề ra hoạt động và mục đích sống. Bên cạnh đó tính mục đích ở mỗi người sẽ khác nhau tùy thuộc vào thế giới quan và nguyên tắc đạo đức của họ. Ví dụ ý chí của kẻ trộm cướp khác với ý chí của người bắt cướp. Người bắt cướp đặt mục đích là bắt cho bằng được bọn trộm cướp nhằm đảm bảo an ninh trật tự cho nhân dân. 

Trong ý chí có tính mục đích

Tính độc lập

Ý chí giúp chúng ta tự quyết định mà không bị chi phối bởi những yếu tố bên ngoài. Tuy nhiên tính độc lập không có nghĩa là bảo thủ, phủ định mọi ý kiến của người khác cho dù ý kiến có đúng đi chăng nữa. 

Tính độc lập đôi khi là biết từ bỏ dự định của mình, lắng nghe ý kiến đúng của người khác nhưng không phải là kiểu “gió theo chiều nào ta theo chiều đó” thực hiện theo lời của mọi người một cách không ý thức.

Tính quyết đoán: Trong ý chí có tính quyết đoán thể hiện ở những quyết định được cân nhắc kỹ lưỡng, dựa trên căn cứ thuyết phục. Những quyết định này không hề dao động và không phụ thuộc vào ý kiến người khác. Người có ý chí luôn có niềm tin vào sự thành công và luôn tin tưởng những quyết định của mình là đúng đắn.

>>Gợi ý xem thêm: Gia trưởng là gì? Người có tính cách quyết đoán có phải là người đàn ông gia trưởng không?

Tính nhạy bén: Ý chí giúp con người nhận ra được các cơ hội và thách thức, từ đó phát hiện ra những lợi thế và điều chỉnh hành động để đạt được mục tiêu.

Tính tích cực: Ý chí thường đi kèm với tư duy tích cực và lạc quan, giúp con người tìm thấy niềm vui và ý nghĩa trong cuộc sống.

Tính quyết tâm: Ý chí giúp con người quyết tâm và kiên định với mục tiêu đã đặt ra, cảm thấy tự tin và sẵn sàng đối mặt với mọi khó khăn để đạt được thành công.

Tính sáng tạo: Ý chí giúp con người phát triển khả năng sáng tạo và tìm ra những cách tiếp cận mới để giải quyết các vấn đề.

Tính kiên trì

Phẩm chất kiên trì như là 1 sự khẳng định cho cho câu tục ngữ "cần cù bù thông minh". Dù bạn có không tài giỏi, yếu kém thế nào nhưng bạn vẫn luôn kiên trì, bền bỉ, cố gắng hết mình ngày qua ngày để theo đuổi mục tiêu. Tính kiên trì bền bỉ rất cần đối với mỗi người, nó giúp chúng ta không bao giờ bỏ cuộc, dù có lúc sẽ cảm thấy mệt mỏi, chán nản. Song những rào cản này không làm cho ta nhụt chí mà là nguồn động lực to lớn thúc đẩy chúng ta vượt qua giai đoạn khó khăn.

Ý chí là bền bỉ theo đuổi mục tiêu

Tính tự chủ

Trong ý chí có tính tự chủ giúp con người làm chủ được bản thân, có khả năng kiểm soát được hành vi, cảm xúc của mình. Tự chủ giúp chúng ta kiềm chế cảm xúc bộc phát nhất thời như giận dữ, sợ hãi, cọc cằn,…những trạng thái tâm lý này thường nảy sinh trong quá trình làm việc, tiếp xúc với đối tác, đồng nghiệp. Khi chúng ta học được cách kiểm soát cảm xúc sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc điều chỉnh hành vi giao tiếp giữa người với người.

6. Cách rèn luyện ý chí nghị lực cho bản thân

Chia nhỏ mục tiêu, kiên trì mỗi ngày

Bằng cách chia mục tiêu thành những mục tiêu nhỏ hơn, bạn sẽ biết cách phải làm gì để đạt được kết quả như mong muốn. Những mục tiêu nhỏ này đóng vai trò như cột mốc quan trọng đánh dấu quá trình bạn kiên trì, nỗ lực từng ngày. Ngược lại, nếu chia các mục tiêu quá rộng, bạn khó có thể duy trì sự tập trung để đạt được kế hoạch ban đầu.

Rèn luyện ý chí bằng cách kiên trì

Lập kế hoạch quản lý thời gian cho từng kế hoạch

Đặt thời hạn cho từng kế hoạch tưởng chừng như không liên quan nhưng đây cũng là cách giúp bạn duy trì ý chí, nghị lực cho bản thân. Tập trung vào các mục tiêu mà bạn có thể đạt được trong khung thời gian nhất định, cố gắng hoàn thành đúng tiến bộ cho mục tiêu mỗi ngày. 

Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách lên lịch thời gian cụ thể cho từng mục tiêu. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát được tiến độ hoàn thành kế hoạch của mình.

Bên cạnh đó, dành thời gian cho các mục tiêu mỗi ngày là cách giúp bạn có trách nhiệm hơn, vì bạn biết rằng mình nên sử dụng thời gian hợp lý để tập trung vào các công việc giúp bạn hoàn thành mục tiêu cuối cùng.

Kết nối với người thân, bạn bè

Tham khảo ý kiến ​​từ bạn bè biết về kế hoạch bạn đang thực hiện cũng là cách rèn luyện ý chí. Cho dù kế hoạch của bạn là cá nhân hay liên quan đến một dự án công việc, chia sẻ với những người xung quanh về mục tiêu sẽ giúp bạn có những góc nhìn đa chiều về kế hoạch của mình cũng như có thêm ý tưởng mới và đôi khi chính họ có thể giới thiệu cho bạn những người có thể hỗ trợ mình.

Bên cạnh đó, bạn bè cũng là người giúp bạn duy trì sự quyết tâm, động lực để hoàn thành kế hoạch đúng theo thời gian dự tính ban đầu.

Rèn luyện ý chí bằng cách kết nối với bạn bè

Công khai các mục tiêu của bạn

Công khai mục tiêu của bạn bằng cách chia sẻ với đồng nghiệp, gia đình và bạn bè có thể giúp bạn tạo ra cảm giác trách nhiệm, có thêm ý chí động lực thực hiện vì việc người khác biết về các kế hoạch của mình có thể làm tăng số lượng người ủng hộ bạn. Công khai mục tiêu còn góp phần khuyến khích bạn thực hiện chúng thường xuyên hơn để bạn luôn có thể cập nhật, chia sẻ với bạn bè của mình.

Ăn mừng những thành công nhỏ

Hãy dành thời gian để ăn mừng những mục tiêu bạn đã đạt được. Việc hoàn thành các mục tiêu có thể đòi hỏi phải làm việc chăm chỉ, vì vậy điều quan trọng là bạn nên tự thưởng cho bản thân và công nhận những nỗ lực của mình.

Bạn có thể ăn mừng bằng cách gặp gỡ bạn bè, ăn một bữa ăn thật ngon hoặc tự thưởng cho bản thân một món quà xa xỉ mỗi khi bạn hoàn thành một mục tiêu. Điều này cũng có thể khuyến khích bạn tiếp tục làm việc hướng tới các mục tiêu của mình, vì bạn biết rằng việc hoàn thành từng nhiệm vụ cụ thể có thể dẫn đến phần thưởng xứng đáng.

7. Những câu nói hay tạo ý chí nghị lực

1. Sức mạnh không đến từ thể chất. Mà đến từ ý chí nghị lực.

2. Không tài năng vĩ đại nào thiếu được ý chí mạnh mẽ.

3. Cái con người thường thiếu là ý chí, không phải là sức mạnh. - Victor Hugo

4. Nơi nào có ý chí, nơi ấy mở ra con đường.

5. Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên - Hồ Chí Minh

6. Đại dương bao la sẽ không thể đánh chìm con thuyền nhỏ nếu nước không tràn vào bên trong. Tương tự thế, khó khăn sẽ không thể quật ngã bạn nếu bạn không cho phép điều đó xảy ra.

7. Hãy luyện tập như thể chưa bao giờ chiến thắng. Và hành động như thể bạn chưa bao giờ thất bại

8. Chỉ cần bạn không bỏ cuộc thì việc bạn đi chậm không là vấn đề.

9. Ý chí là điều quan trọng – miễn bạn có nó thì bạn vẫn an toàn. 

Câu nói hay về ý chí nghị lực

8. Một số câu hỏi liên quan đến sức mạnh ý chí

8.1 Chủ quan duy ý chí là gì?

Chủ quan duy ý chí là sự yếu kém về mặt trình độ văn hóa, nhận thức nói chung và thiếu tư duy biện chứng nói riêng. Khi đạt đến một mức độ nào đó, con người sẽ không có đủ khả năng tư duy lý luận do chưa đạt đến trình độ văn hoá, khoa học. Vì vậy, sự yếu kém về trình độ sẽ dẫn đến sự thiếu tư duy kinh nghiệm và có thể phạm phải những sai lầm chủ quan duy ý chí. 

Căn bệnh duy ý chí thường được biểu hiện dưới rất nhiều khía cạnh khác nhau mà không phải ai cũng dễ dàng nhận biết. Những người mắc bệnh duy ý chí thường có một đặc điểm chung chính là tư duy áp đặt bảo thủ, xem xét đánh giá một sự việc theo ý mình, luôn cho mình là đúng nhất, không chịu lắng nghe tiếp thu ý kiến từ người khác từ đó gây tổn hại đến lợi ích chung của mọi người.

8.2 Làm thế nào vượt qua sự trì hoãn và có thêm ý chí nghị lực?

Đây là quá trình đòi hỏi sự kiên trì và nỗ lực. Sau đây là một số cách có thể giúp bạn vượt qua sự trì hoãn:

  • Xác định mục tiêu cụ thể và rõ ràng: sẽ giúp bạn tập trung và cố gắng hơn để đạt được mục tiêu đó.
  • Lập kế hoạch: Đặt ra các bước nhỏ và thực hiện chúng một cách liên tục.
  • Hành động ngay: Đừng để sự trì hoãn trở thành thói quen. Hãy bắt đầu hành động ngay bây giờ để không bỏ lỡ cơ hội.
  • Giữ động lực: Hãy tìm kiếm động lực từ bạn bè để giữ cho mình luôn quyết tâm và kiên trì.
  • Điều chỉnh và cập nhật kế hoạch: Kế hoạch không phải lúc nào cũng hoàn hảo. Hãy sẵn sàng điều chỉnh kế hoạch của mình nếu cần thiết.
  • Thực hành kỹ năng quản lý thời gian: Hãy học cách sắp xếp thời gian và ưu tiên công việc một cách hiệu quả.

8.3 Thiếu nghị lực là gì?

Thiếu nghị lực là không có sự cố gắng, kiên trì và không quyết tâm trong việc đạt được mục tiêu của bản thân. Người thiếu nghị lực đó có thể dễ dàng bị lùi bước hoặc bỏ cuộc khi gặp phải khó khăn hay thất bại.

Nguyên nhân của thiếu nghị lực có thể do nhiều yếu tố khác nhau như áp lực từ gia đình, công việc, quá mức mệt mỏi, không có sự hỗ trợ và khuyến khích từ người thân, hoặc do sự thiếu tự tin và sự lo lắng về kết quả.

Thông qua bài viết này có thể thấy kẻ thù lớn nhất cản trở sự thành công của con người chính là thiếu ý chí nghị lực. Hy vọng những thông tin M5s News vừa chia sẻ giúp bạn hiểu rõ ý chí là gì? Và làm cách nào để trở thành một người tràn đầy sức mạnh ý chí, nghị lực trong cuộc sống. Nếu cảm thấy những thông tin này hữu ích thì hãy chia sẻ đến người thân bạn bè và tiếp tục theo dõi những chủ đề thú vị khác từ chúng mình nhé.

10/04/2023 03:15
0 Bình luận
Sắp xếp theo