Cách tính điểm trung bình môn học kỳ 1, 2 chính xác 2024
Điểm số được xem như là một trong những tiêu chí để đánh giá năng lực của học sinh trong một kỳ học hoặc trong cả năm học. Giữa các cấp học sẽ có cách tính điểm trung bình môn khác nhau. Chính vì thế, trong bài viết này, M5s News sẽ hướng dẫn đến bạn cách tính điểm trung bình môn thcs, thpt, đại học nhanh và chuẩn xác nhất theo quy định của Bộ Giáo dục. Hãy cùng theo dõi nhé!
Mục lục
- 1. Điểm trung bình môn là gì? Tại sao cần tính trung bình môn?
- 2. Quy định tính điểm trung bình môn của Bộ Giáo dục
- 3. Cách tính điểm trung bình môn THCS, THPT
- 4. Cách tính điểm xét tốt nghiệp THPT năm 2023
- 5. Cách tính điểm trung bình môn ở đại học
- 6. Cách tính điểm trung bình môn bằng Excel
- 7. Gợi ý phần mềm tính điểm trung bình môn online
- 8. Những lưu ý khi tính điểm trung bình môn
1. Điểm trung bình môn là gì? Tại sao cần tính trung bình môn?
Điểm trung bình môn là chỉ số thể hiện điểm số trung bình của một môn học trong 1 học kỳ hay cả năm. Nó giúp xác định khả năng hiểu bài đối với môn học đó. Đồng thời, giáo viên và phụ huynh cũng có thể dựa vào đó để đánh giá kết quả học tập của học sinh trong suốt quá trình đào tạo.
Với việc áp dụng cách tính điểm trung bình các môn, các bạn học sinh sẽ có cơ hội điều chỉnh và cải thiện điểm số nhằm đạt được thành tích tốt hơn.
Ngoài ra, điểm trung bình môn cũng dùng làm cơ sở để quyết định việc xét tuyển chuyển cấp vào một số trường cấp 3 và Đại học hiện nay.
2. Quy định tính điểm trung bình môn của Bộ Giáo dục
Nếu ở Thông tư 58 quy định điểm trung bình các môn học là để xếp loại học lực học sinh trong học kỳ và cả năm, thì trong Thông tư 22 mới, không còn quy định này nữa. Thay vào đó, điểm trung bình của từng môn học được tính riêng cho học kỳ và năm học.
Theo Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành đưa ra những quy tắc cụ thể trong cách tính điểm trung bình 1 môn học và sử dụng để xét hạnh kiểm.
Cụ thể:
- Từ năm học 2021-2022 áp dụng cách tính điểm và hạnh kiểm theo thông tư 22/2021/TT-BGDDT cho học sinh lớp 6.
- Từ năm 2022-2023 áp dụng với học sinh lớp 7 và lớp 10.
- Thông tư 22/2021/TT-BGDDT sẽ tiếp tục thực hiện lần lượt ở các năm sau cho đến lớp 9 và lớp 12.
Bộ Giáo dục Việt Nam đặt điểm tối thiểu cần thiết cho mỗi môn học. Chẳng hạn, để đủ điều kiện lên lớp trong bậc THPT bắt buộc phải đạt điểm trung bình môn học trong kỳ và cuối năm từ 5,0 điểm trở lên và không có môn học nào dưới 3,5 điểm. Nếu học sinh không đạt được mức tối thiểu này, bắt buộc học lại khóa học hoặc phải tham gia lớp học hè.
Thông qua các bài kiểm tra định kỳ 15 phút, 1 tiết, giữa kỳ và cuối kỳ dưới các hình thức khác nhau bao gồm: trắc nghiệm, bài tập thực hành cùng với bài tập tự luận được thực hiện trên giấy hoặc trên máy tính.
Việc xây dựng ma trận đề thi cần sát với chương trình học, đáp ứng đủ và đúng với hoạt động giáo dục dựa theo những quy định do Bộ ban hành.
3. Cách tính điểm trung bình môn THCS, THPT
3.1 Cách tính điểm trung bình môn cả năm
Cách tính điểm trung bình môn học kỳ 1
Theo Thông tư được ban hành số 58 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 12/12/2011 đã được bổ sung thêm ở Thông tư 26/2021/TT-BGDĐT quy định về đánh giá xếp loại học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Điểm TBM học kỳ là trung bình cộng của tất cả các bài kiểm tra đánh giá trong suốt quá trình rèn luyện và học tập.
Sau khi có đủ điểm tất cả các bài kiểm tra, bằng cách thủ công đơn giản, bạn có thể tự thực hiện cách tính điểm trung bình môn hk1 theo công thức sau:
Ví dụ như môn Toán bạn có tổng cộng 8 bài kiểm tra bao gồm: 1 kiểm tra miệng, 3 kiểm tra 15p, 2 kiểm tra 1 tiết, 1 kiểm tra giữa kì, 1 kiểm tra cuối kì với các số điểm lần lượt là: 10, 8, 7, 8, 9, 7, 8, 8.
Vậy điểm trung bình môn Toán là:
Điểm trung bình môn Toán = (10 + (8 + 7 + 8) + (9*2) + (7*2) + (8*2) + (8*3))/13 = 8,1
Cách tính điểm trung bình môn học kỳ 2
Khi học xong học kỳ 2, cách tính điểm trung bình môn hk2 cũng giống tương tự như kỳ 1, cụ thể là:
Chẳng hạn như trong học kỳ 2 điểm môn Toán của bạn có một số thay đổi trong 8 bài kiểm tra lần lượt là 8, 10, 7, 8, 9, 7.5, 8.5, 8.5 thì điểm TB môn của kỳ đó là:
Điểm TB HK1 = (8 + (10 + 7 + 8) + (9*2) + (7.5*2) + (8.5*2) + (8.5*3))/13 = 8,3
Cách tính điểm trung bình môn cả năm
Để tính điểm trung bình môn học cả năm, bạn lấy điểm trung bình môn HK1 công với điểm trung bình môn HK2 nhân hệ số 2.
Từ hai ví dụ tính điểm TB học kỳ môn Toán trên, ta có:
ĐTBM HK1 là 8,1; ĐTBM HK2 là 8,3
Vậy ĐTBM cả năm = (8,1 + ( 8,3 * 2 ))/3 = 8,2
Lưu ý:
- Các môn năng khiếu như âm nhạc, mỹ thuật, thể dục, giáo dục quốc phòng… không được tính vào điểm TBM cả năm.
- Không phải lúc nào điểm trung bình của bạn cũng là số chẵn, thỉnh thoảng điểm sẽ có đến vài số lẻ. Lúc này bạn sẽ lấy phần số nguyên cho đến phần số thập phân đầu tiên sau khi đã được làm tròn.
3.2 Phân loại học lực học sinh giỏi, khá, trung bình
Hiện nay, hầu hết các trường học xác định danh hiệu cho học sinh thông qua điểm số. Kết quả được đánh giá qua 5 mức: Giỏi (G), Khá (K), Trung bình (TB), Yếu (Y) và Kém (K).
+ Loại Giỏi:
- Điểm trung bình học kỳ, cả năm các môn chính bao gồm Toán hoặc Ngữ Văn đạt từ 8.0 trở lên
- Tuyệt đối không có môn học nào đạt điểm trung bình dưới 6.5.
- Những môn học còn lại được đánh giá bằng nhận xét phải đạt mức Đạt (Đ).
- Đặc biệt, đối với trường THPT chuyên, học sinh lớp chọn cần đạt điểm trung bình môn chuyên từ 8.0 trở lên.
+ Loại Khá:
- Điểm trung bình các môn học không có môn nào đạt điểm dưới 5.0,
- Điểm trung bình của môn Toán hay Ngữ văn đạt từ 6.5 trở lên.
- Ngoài ra, các môn năng khiếu phụ được giáo viên chấm loại Đạt (Đ).
+ Loại Trung bình:
- Điểm trung bình các môn học phụ không dưới 3.5 điểm,
- Điểm trung bình của môn Toán hoặc Ngữ văn đạt mức 5.0 - 6.4 điểm.
- Thêm vào đó, các môn học được đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đạt (Đ).
+ Loại Yếu:
- Điểm trung bình của 2 môn học chính đạt 3.5 điểm trở lên.
- Điểm trung bình các môn phụ còn lại không có môn nào dưới 2 điểm.
+ Loại kém:
Ở 3 mức độ Giỏi, Khá, Trung bình và Yếu được miêu tả cụ thể phía trên, khi học sinh có số điểm ở mức dưới 3.5 sẽ được xếp loại học lực Kém.
Vì vậy, muốn lên lớp các học sinh xếp loại Yếu và Kém bắt buộc phải thi lại, nếu không đủ điểm sẽ phải học lại lớp ấy.
4. Cách tính điểm xét tốt nghiệp THPT năm 2023
Khi hoàn thành chương trình học các lớp 10, 11, 12 các bạn học sinh sẽ bước đến kỳ dự thi xét tốt nghiệp THPT.
Nếu các thí sinh đáp ứng đủ những điều kiện cần có để tham gia kỳ thi và trong quá trình làm bài thi tốt nghiệp không bị giám thị coi thi xử lý kỷ luật. Đồng thời, theo thang điểm 10 tất cả các bài thi đều đạt trên 1,0 điểm và những thí sinh đó có điểm xét tốt nghiệp từ 5,0 điểm trở lên thì sẽ được công nhận tốt nghiệp THPT.
Đối với trường THPT thông thường và trường chuyên với trường THPT thuộc hệ Giáo dục thường xuyên thì điểm xét tốt nghiệp (ĐXTN) được tính khác nhau, dựa trên công thức sau:
5. Cách tính điểm trung bình môn ở đại học
Áp dụng Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, sinh viên đại học được xếp loại học lực dựa theo các quy tắc sau.
5.1 Hướng dẫn tính điểm theo tín chỉ đại học
Tín chỉ một đơn vị để xác định khối lượng kiến thức mà một môn học mang đến cho sinh viên. Một môn học sẽ có tối thiểu 1 tín chỉ. Học phí của mỗi tín chỉ được phân bổ khác nhau tùy vào sự quy định của mỗi trường Đại học. Sau khi hoàn thành đủ tín chỉ tích lũy thì có thể hoàn thành tốt nghiệp.
Theo quy định tiêu chuẩn của Bộ, trong một học kỳ, sinh viên bắt buộc sẽ phải đăng kỳ ít nhất 14 tín chỉ ( trừ học kỳ cuối ). Ngoài ra, cũng không được đăng ký vượt quá 25 tín chỉ. Riêng đối với kỳ hè chỉ được đăng ký tối đa 12 tín chỉ.
Ví dụ như môn Nguyên lý kế toán có điểm chuyên cần chiếm 10%, kiểm tra định kỳ (kiểm tra tại lớp hoặc tiểu luận) chiếm 10%, bài kiểm tra giữa kỳ chiếm 20% và bài kiểm tra cuối kỳ chiếm 60% với số điểm lần lượt là 9, 8.5, 7, 8.
Vậy ĐTB môn Nguyên lý kế toán tương ứng là
= (9*10%) + (8.5*10%) + ( 7.5*20%) + ( 8 *60% ) = 8.1
Gợi ý xem thêm: Cách tính phần trăm (%), có ví dụ cho mọi trường hợp
5.2 Cách tính điểm trung bình tích lũy hệ số 4
Cách tính điểm trung bình từng môn hệ số 4 được các trường Đại học áp dụng để tính toán, đánh giá học lực của sinh viên qua quá trình đào tạo, cụ thể qua công thức sau:
Trong đó:
- A: điểm trung bình chung điểm trung bình tích lũy.
- n: tổng số học phần.
- ai: điểm học phần thứ i.
- ni: số tín chỉ học phần thứ i.
Ví dụ: Một sinh viên có bảng điểm cụ thể trong 4 kỳ học như sau:
Môn học | Số tín chỉ | Điểm hệ số 4 | Tính |
---|---|---|---|
Môn học 1 - HK1 | 2 | 2.5 | 2 x 2.5 = 5 |
Môn học 2 - HK1 | 3 | 4 | 3 x 4 = 12 |
Môn học 3 - HK1 | 2 | 3 | 2 x 3 = 6 |
Tổng | 7 tín chỉ | 23 | |
Điểm trung bình tích lũy = 23/7 = 3.3 |
5.3 Bảng quy đổi điểm theo thang điểm 4 và 10
Điểm của một môn học được tính bằng cách lấy tổng điểm của các thành phần trong học phần đó và với mỗi thành phần sẽ có trọng số tương ứng. Kết quả được làm tròn đến một chữ số thập phân và sử dụng để xếp loại điểm chữ.
Một môn học với các điểm số tương ứng sẽ được phân mức điểm gồm:
Điểm A: từ 8.5 đến 10.0
Điểm B: từ 7.0 đến 8.4
Điểm C: từ 5.5 đến 6.9
Điểm D: từ 4.0 đến 5.4
Điểm F: dưới 4.0 ( không đạt/trượt )
Tuy nhiên, một số trường Đại học phân mức điểm còn được bổ sung cụ thể như sau:
Xếp loại | Điểm số tính trên thang điểm 10 | Điểm chữ tính trên thang điểm 4 | Điểm số tính trên thang điểm 4 | |
---|---|---|---|---|
Đạt | Xuất sắc | 9.0 - 10 | A+ | 4.0 |
Giỏi | 8.5 - 8.9 | A | 3.7 | |
7.8 - 8.4 | B+ | 3.5 | ||
Khá | 7.0 - 7.7 | B | 3.0 | |
6.3 - 6.9 | C+ | 2.5 | ||
Trung bình | 5.5 - 6.2 | C | 2.0 | |
Trung bình yếu | 4.8 - 5.4 | D+ | 1.5 | |
4.0 - 4.7 | D | 1.0 | ||
Không đạt | Kém | <4.0 | F | 0 |
Lưu ý: Một số môn không được tính vào ĐTB của học phần Đại học như Giáo dục quốc phòng, Giáo dục thể chất.
Điểm tích lũy là điểm số trung bình tất cả các môn trong cả khoá học được quy đổi theo hệ số 4. Với việc tích lũy điểm này đến kỳ cuối cùng sẽ dùng để xác định danh hiệu trên bằng tốt nghiệp của sinh viên. Chính vì vậy, điểm hệ số 4 vô cùng quan trọng đối với sinh viên.
Thêm vào đó, GPA tích lũy cả kỳ từ 2,5 điểm trở lên đưa sinh viên vào danh sách học bổng. Tuỳ vào tiêu chuẩn mỗi trường khác nhau từ điểm số chuẩn, điểm rèn luyện và số lượng học bổng sẽ được phân bổ cho sinh viên.
6. Cách tính điểm trung bình môn bằng Excel
Excel là phần mềm tính toán thông minh vô cùng phổ biến hiện nay. Thế nên, bạn có thể dùng ứng dụng này để tính điểm trung bình môn học bằng các cách sau:
Cách 1: Tính thủ công thông thường
Cộng điểm tất cả môn học lại rồi chia cho tổng số môn học
Cách 2: Sử dụng hàm SUM
Công thức: SUM (Các giá trị cần tính)/tổng số môn học
Cách 3: Sử dụng hàm AVERAGE
Công thức: AVERAGE (Number 1, Number 2, Number 3…)
Ngoài ra còn nhiều công thức khác có thể áp dụng, bạn hãy cùng thử và chia sẻ với M5s News nhé!
7. Gợi ý phần mềm tính điểm trung bình môn online
Nếu như không muốn tính toán thủ công bằng tay, bạn có thể sử dụng các công cụ tính điểm trung bình môn online sau:
- Notan
- Technhanh
- Tính Điểm Tốt Nghiệp Cấp 3 và Cấp 2
- Tính điểm THPT
- Kết quả học tập, Bảng điểm học sinh – Awabe
Các bạn chỉ cần nhập tất cả điểm cần tính vào sau đó phần mềm sẽ tự động tính điểm trung bình.
8. Những lưu ý khi tính điểm trung bình môn
- Mỗi phần điểm trong môn học (bài kiểm tra, bài tập, đồ án, v.v.) được gán một hệ số khác nhau để phản ánh độ quan trọng của từng môn đó. Bạn cần lưu ý khi tính toán điểm trung bình môn để chú ý được phần kiểm tra nào chiếm trọng số lớn để có được kết quả cao.
- Một số trường áp dụng điểm hệ 10 nên không cần thiết phải quy đổi sang điểm hệ 4.
- Môn Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng không được tính vào điểm trung bình tích lũy. Ngoài ra, các môn ngoài chương trình đào tạo cũng không được tính.
- Điểm TBM tích lũy sẽ là cơ sở để xét điều kiện thực tập, làm đồ án tốt nghiệp và cũng là điều kiện giúp bạn tốt nghiệp đúng thời hạn.
Hy vọng những cách tính điểm trung bình môn HK1, HK2 và đại học mà M5s News chia sẻ trên đây sẽ giúp cho bạn nắm rõ điểm số của bản thân. Đồng thời có thể chủ động tính toán để cải thiện được kết quả học tập được cao nhất. Chúc bạn có được tuổi sinh viên tuyệt vời nhất nhé!