Bảng cửu chương nhân chia từ 1 đến 10 (Mẹo học nhanh)

Bảng cửu chương là một trong những kiến thức cơ bản và quan trọng trong chương trình Toán cấp tiểu học. Việc học và nắm vững bảng cửu chương sẽ giúp cho học sinh có thể tính toán nhanh chóng và chính xác hơn. 

Trong bài viết này, hãy cùng M5s News học bảng cửu chương nhân chia từ 1 đến 10 và làm các bài tập luyện bảng cửu chương nhân chia để có được kỹ năng tính toán tốt nhất nhé!

Bảng cửu chương

1. Bảng cửu chương là gì?

Bảng cửu chương là một bảng bao gồm các phép tính nhân và chia từ 1 đến 10. Đây là một trong những kiến thức quan trọng mà học sinh cần phải nhớ nhằm giúp các em có thể tính nhẩm nhanh các phép toán đơn giản.

Bảng cửu chương là gì

Người ta gọi bảng cửu chương do số 9 là “cửu” nên bảng này được gọi là bảng cửu chương và thường được sử dụng trong môn toán lớp 2, 3, 4,5 nhằm giúp các em học sinh cải thiện kỹ năng tính toán (không bị phụ thuộc vào máy tính) và phát triển tư duy logic.

Vậy bạn có thắc mắc ai phát minh ra bảng cửu chương?

Theo Wikipedia, người Babylon cổ đại là nền văn hóa đầu tiên tạo ra bảng cửu chương cách đây hơn 4.000 năm. Tuy nhiên họ sử dụng cơ số 60. Họ đã làm toán trên những phiến đất sét, một số trong đó vẫn tồn tại cho đến ngày nay. 

Mãi đến năm 305 TCN, bảng cửu chương cơ số 10 mới lần đầu xuất hiện trong thời kỳ Chiến Quốc của Trung Quốc.

Ai phát minh ra bảng cửu chương

2. Bảng cửu chương nhân từ 1 đến 10

Bảng cửu chương nhân hay còn có cách gọi ngắn gọn hơn là “bảng nhân”, đây là bảng thể hiện các phép tính nhân từ 1 đến 9.

Bảng cửu chương nhân được dùng để giúp các em học sinh tiểu học, trung học cơ sở có thể dễ dàng học thuộc các phép tính nhân từ 1 đến 9. Để giúp các bé dễ nhìn và có hứng thú với việc học thêm bên ngoài so với những kiến thức có sẵn trong sách giáo khoa, phụ huynh có thể tham khảo thêm một số mẫu bảng chuẩn nhất hiện nay.

2.1 Bảng cửu chương nhân bằng Word

Bảng nhân 1 Bảng nhân 2 Bảng nhân 3 Bảng nhân 4 Bảng nhân 5
1 x 1 = 1 2 x 1 = 2 3 x 1 = 3 4 x 1 = 4 5 x 1 = 5
1 x 2 = 2 2 x 2 = 4 3 x 2 = 6 4 x 2 = 8 5 x 2 = 10
1 x 3 = 3 2 x 3 = 6 3 x 3 = 9 4 x 3 = 12 5 x 3 = 15
1 x 4 = 4 2 x 4 = 8 3 x 4 = 12 4 x 4 = 16 5 x 4 = 20
1 x 5 = 5 2 x 5 = 10 3 x 5 = 15 4 x 5 = 20 5 x 5 = 25
1 x 6 = 6 2 x 6 = 12 3 x 6 = 18 4 x 6 = 24 5 x 6 = 30
1 x 7 = 7 2 x 7 = 14 3 x 7 = 21 4 x 7 = 28 5 x 7 = 35
1 x 8 = 8 2 x 8 = 16 3 x 8 = 24 4 x 8 = 32 5 x 8 = 40
1 x 9 = 9 2 x 9 = 18 3 x 9 = 27 4 x 9 = 36 5 x 9 = 45
1 x 10 = 10 2 x 10 = 20 3 x 10 = 30 4 x 10 = 40 5 x 10 = 50
Bảng nhân 6 Bảng nhân 7 Bảng nhân 8 Bảng nhân 9 Bảng nhân 10
6 x 1 = 6 7 x 1 = 7 8 x 1 = 8 9 x 1 = 9 10 x 1 = 10
6 x 2 = 12 7 x 2 = 14 8 x 2 = 16 9 x 2 = 18 10 x 2 = 20
6 x 3 = 18 7 x 3 = 21 8 x 3 = 24 9 x 3 = 27 10 x 3 = 30
6 x 4 = 24 7 x 4 = 28 8 x 4 = 32 9 x 4 = 36 10 x 4 = 40
6 x 5 = 30 7 x 5 = 35 8 x 5 = 40 9 x 5 = 45 10 x 5 = 50
6 x 6 = 36 7 x 6 = 42 8 x 6 = 48 9 x 6 = 54 10 x 6 = 60
6 x 7 = 42 7 x 7 = 49 8 x 7 = 56 9 x 7 = 63 10 x 7 = 70
6 x 8 = 48 7 x 8 = 56 8 x 8 = 64 9 x 8 = 72 10 x 8 = 80
6 x 9 = 54 7 x 9 = 63 8 x 9 = 72 9 x 9 = 81 10 x 9 = 90
6 x 10 = 60 7 x 10 = 70 8 x 10 = 80 9 x 10 = 90 10 x 10 = 100

>>Ngoài ra bạn có thể xem thêm về bảng cộng trừ lớp 2 trong phạm vi 20, cách học thuộc nhanh

2.2 Hình ảnh bảng cửu chương nhân từ 1-10

Bảng cửu chương nhân

3. Bảng cửu chương chia từ 1 đến 10

Bảng cửu chương chia là bảng thể hiện kết quả của phép chia từ 1 đến 10 cho các số từ 2 đến 9. Bảng này thường được sử dụng để giúp học sinh giải bài tập bảng cửu chương lớp 2, 3,4, 5. 

3.1 Bảng cửu chương chia bằng Word

Bảng chia 1 Bảng chia 2 Bảng chia 3 Bảng chia 4 Bảng chia 5
1 : 1 = 1 2 : 2 = 1 3 : 3 = 1 4 : 4 = 1 5 : 5 = 1
2 : 1 = 2 4 : 2 = 2 6 : 3 = 2 8 : 4 = 2 10 : 5 = 2
3 : 1 = 3 6 : 2 = 3 9 : 3 = 3 12 : 4 = 3 15 : 5 = 3
4 : 1 = 4 8 : 2 = 4 12 : 3 = 4 16 : 4 = 4 20 : 5 = 4
5 : 1 = 5 10 : 2 = 5 15 : 3 = 5 20 : 4 = 5 25 : 5 = 5
6 : 1 = 6  12 : 2 = 6 18 : 3 = 6 24 : 4 = 6 30 : 5 = 6
7 : 1 = 7 14 : 2 = 7 21 : 3 = 7 28 : 4 = 7 35 : 5 = 7
8 : 1 = 8 16 : 2 = 8 24 : 3 = 8 32 : 4 = 8 40 : 5 = 8
9 : 1 = 9 18 : 2 = 9 27 : 3 = 9 36 : 4 = 9 45 : 5 = 9
10 : 1 = 10 20 : 2 = 10 30 : 3 = 10 40 : 4 = 10 50 : 5  = 10
Bảng chia 6 Bảng chia 7 Bảng chia 8 Bảng chia 9 Bảng chia 10
6 : 6 = 1 7 : 7 = 1 8 : 8 = 1 9 : 9 = 1 10 : 10 = 1
12 : 6 = 2 14 : 7 = 2 16 : 8 = 2 18 : 9 = 2 20 : 10 = 2
18 : 6 = 3 21 : 7 = 3 24 : 8 = 3 27 : 9 = 3 30 : 10 = 3
24 : 6 = 4 28 : 7 = 4 32 : 8 = 4 36 : 9 = 4 40 : 10 = 4
30 : 6 = 5 35 : 7 = 5 40 : 8 = 5 45 : 9 = 5 50 : 10 = 5
36 : 6 = 6 42 : 7 = 6 48 : 8 = 6 54 : 9 = 6 60 : 10 = 6
42 : 6 = 7 49 : 7 = 7 56 : 8 = 7 63 : 9 = 7 70 : 10 = 7
48 : 6 = 8 56 : 7 = 8 64 : 8 = 8 72 : 9 = 8 80 : 10 = 8
54 : 6 = 9 63 : 7 = 9 72 : 8 = 9 81 : 9 = 9 90 : 10 = 9
60 : 6 = 10 70 : 7 = 10 80 : 8 = 10 90 : 9 = 10  100 : 10 = 10

3.2 Hình ảnh bảng cửu chương chia từ 2 đến 9

Bảng cửu chương chia

4. Những lợi ích của việc học thuộc bảng cửu chương

Tăng khả năng tính toán: khi học thuộc bảng cửu chương, người học sẽ nhanh chóng tính toán được các phép tính nhân chia trong đầu mà không cần phải dùng sự trợ giúp của máy tính hay bảng tính. >>Xem thêm: Cách tính điểm trung bình môn học kỳ 1, 2 chính xác

Nâng cao sự tự tin: thành thạo bảng cửu chương giúp người học tự tin hơn trong việc giải quyết các bài toán liên quan tới phép tính nhân và chia

Giúp tăng tốc độ giải toán: tiết kiệm được nhiều thời gian và tăng tốc độ giải các bài toán liên quan đến phép tính

Giúp xây dựng nền tảng toán học tốt: Bảng cửu chương là một phần quan trọng trong toán học, nắm vững bảng cửu chương sẽ giúp người học xây dựng được nền tảng toán học tốt hơn.

Giúp rèn luyện trí nhớ: Việc học thuộc bảng cửu chương đòi hỏi người học phải nhớ nhiều thông tin con số, do đó, đây là cách tốt để rèn luyện trí nhớ của người học.

Giúp phát triển khả năng logic: khả năng suy luận, tư duy logic để nhớ và sử dụng các phép tính cũng là lợi ích từ việc học bảng tính nhân chia.

Lợi ích khi học bảng cửu chương

5. Cách học bảng cửu chương nhanh nhất dành cho bé

1. Sử dụng các hình ảnh, đồ họa và đồ chơi

Với sự phát triển của công nghệ hiện nay, các phần mềm toán học được tạo ra sử dụng trên điện thoại hay máy tính hoàn toàn miễn phí, điển hình như: App Game thỏ con học toán, Snapask, Kiến Guru và nhiều phần mềm khác. Những hình ảnh và bài học vô cùng sinh động đã kích thích sự thích thú của các bé.

Điều này đã giúp bé tìm được hứng thú trong việc học tính toán. Khi trẻ có đam mê sẽ tự tạo thói quen tự học từ đó dễ dàng hiểu bài, ghi nhớ cách giải và tăng khả năng logic.

Cách học bảng cửu chương nhanh nhất

2. Học qua bài hát

Một cách học bảng cửu chương nhanh thuộc khác chính là kết hợp với âm nhạc sẽ giúp mọi người dễ ghi nhớ được phần lời của bài hát. Các bậc phụ huynh có thể thay các phép tính nhân chia vào lời bài, mỗi ngày đều lặp đi lặp lại bài hát đó với những giai điệu yêu thích của bé giúp con học dễ thuộc và dễ ghi nhớ hơn.

 3. Làm bài tập thường xuyên

Tập trung vào việc luyện tập nhớ bảng cửu chương bằng cách làm các bài tập lặp đi lặp lại, đơn giản nhất và dần dần tăng độ khó để trẻ em cảm thấy tự tin hơn khi học.

Không đòi hỏi về thời gian học thuộc lòng, có là cả quá trình luyện tập chăm chỉ bởi nếu thuộc bài mà không được áp dụng sẽ dễ bị quên.

4. Ghi nhớ một số mẹo 

  • Bất kỳ số nào nhân với 1 cũng bằng chính nó
  • Tất cả các số nhân với số 0 cũng bằng 0 
  • Các kết quả ở bảng nhân 5 đều kết thúc bằng số 5 hoặc số 0 xen kẽ nhau

5. Mẹo học thuộc bảng cửu chương qua bảng Pythagoras

Bảng số Pitago là một cách học thuộc bảng cửu chương tuyệt vời để học phép nhân và ôn lại bảng cửu chương. Lý tưởng cho trẻ em từ 7 tuổi trở lên, độ tuổi mà các em bắt đầu học bảng nhân, chia.

Ở bảng tính Pitago các dấu nhân, chia và bằng đã được lược bỏ hoàn toàn. Thay vào đó, các bé bắt buộc phải hiểu và nhớ được quy luật của bảng tính. Bằng cách đối chiếu số ở hàng ngang so với hàng dọc, số ở giao điểm sẽ là đáp án của phép toán nhân hay chia.

Cách học bảng cửu chương nhanh nhất

Học bằng bảng tính này sẽ giúp các bé rèn luyện tư duy, hiểu được bản chất thực sự trong các phép nhân, chia và ghi nhớ được lâu dài.

6. Mẹo học bảng cửu chương bằng cách hoán đổi

Mẹo học bằng cách hoán đổi 5 này  là một trong những phương pháp giúp bé vận dụng trí thông minh, nhớ lâu của mình.

Thay vì phải học các bảng cửu chương theo thứ tự từ 1 tới 10 mà các bậc phụ huynh có thể  dạy cho các bé cách hoán đổi chẳng hạn như 3 x 6 = 6 x 3 hay 7 x 6 = 6 x 7… Cách này giúp các bé tiết kiệm thời gian học thuộc và cũng hiểu bài tốt hơn.

6. Bài tập bảng cửu chương nhân, chia (kèm lời giải)

6.1 Dạng 1: Tính nhẩm

3 x 4 = ? 18 : 9  = ?
6 x 1 = ?  15 : 3  = ?
2 x 5 = ? 16 : 4   = ?
5 x 10 = ? 35 : 7 = ?
4 x 8 = ? 42 : 6  = ?

Đáp án: 

3 x 4 = 12 18 : 9 = 2
6 x 1 = 6 15 : 3= 5
2 x 5 = 10  16 : 4 = 4
5 x 10 = 50 35 : 7= 5
4 x 8 = 32 42 : 6 = 7

6.2 Dạng 2: Tính theo mẫu

Mẫu 5 x 6 + 22 = (5 x 6) +22 = 30 +22 = 55

a) 5 x 6 + 22                    

b) 3 x 9 – 16                    

c) 3 x 3 x 7

d) 81 : 9 - 3 

e) 2 x 5 -3 

f) 9 x 8 -15

g) 21 : 3 + 13

h) 81 : 9 x 3

Đáp án: 

b) 3 x 9 – 16 = ( 3 x 9) - 16 = 27 -16 = 11

c) 3 x 3 x 7 = 63

d) 81 : 9 - 3 = (81 : 9) - 3 = 9 - 3 = 6

e) 2 x 5 - 3 = 7

f) 9 x 8 - 15 = 57

g) 21 : 3 + 13 = 20

h) 81 : 9 x 3 = 27

6.3 Dạng 3: Bài tập có lời giải

Bài 1: Trường Tiểu học A có 3 lớp, mỗi lớp có 20 học sinh. Hỏi trường A có tất cả bao nhiêu học sinh?

Lời giải: 

Để tính tổng số học sinh của trường A, ta cần nhân số lượng học sinh trong mỗi lớp với số lượng lớp. 

Vì trường A có 3 lớp, mỗi lớp có 20 học sinh, nên tổng số học sinh của trường A là 3 x 20 = 60.

Vậy trường Tiểu học A có 60 học sinh.

Bài 2: Một người đã đăng ký một gói cước điện thoại với giá 300.000 đồng cho 3 tháng. Nếu người đó muốn đăng ký gói cước tương tự trong 1 năm, thì sẽ phải chi bao nhiêu tiền?

Lời giải: 

Để tính tổng chi phí cho gói cước điện thoại trong 1 năm, ta cần nhân giá cước cho 1 quý với số quý trong 1 năm.

Giá cước cho 1 quý là: 300.000 đồng

Số quý trong 1 năm là: 4

Tổng chi phí cho gói cước điện thoại trong 1 năm là: 300.000 đồng x 4 = 1.200.000 đồng

Vậy để đăng ký gói cước điện thoại tương tự trong 1 năm, người đó phải chi khoảng 1.200.000 đồng.

Bài 3: Một chiếc xe chạy với tốc độ 60 km/h. Nếu ta muốn đi được 360 km, thì phải mất bao nhiêu giờ?

Lời giải:

Để tính thời gian cần để đi được 360km, ta cần chia quãng đường cần đi cho tốc độ.

Thời gian cần để đi được 360 km là: 360 km / 60 km/h = 6 giờ

Vậy để đi được quãng đường 360km, chiếc xe sẽ mất khoảng 6 giờ.

6.4 Dạng 4: Điền dấu >, <, =

3 x 4 _____ 6 x 1

6 ÷ 2 _____ 8 ÷ 2

3 x 2 _____ 18 ÷ 3

6 x 3 _____ 3 x 8

5 x 2 _____  20 ÷ 2

Đáp án: 

3 x 4 > 6 x 1

6 ÷ 2 > 8 ÷ 2

3 x 2 = 18 ÷ 3

6 x 3 < 3 x 8

5 x 2 = 20 ÷ 2 

Như vậy, M5s News đã tổng hợp lại bảng cửu chương nhân chia từ 1 đến 10 và các bài tập ôn luyện để giúp mọi người nắm vững phép nhân chia này áp dụng trong toán học và các kiến thức trong cuộc sống của các bạn nhé!

27/07/2024 08:36
2 Bình luận
Sắp xếp theo
minh nguyệt - 21/07/2024
dạ 9x9 bằng 81 chứ ạ
Tin Tức M5S - 27/07/2024

dạ mình nhằm. Cám ơn bạn nhé!