Nhà vật lí Hedwig Kohn: Nữ giáo sư tài ba ở thế kỷ 20

Nhà vật lí Hedwig Kohn là một ví dụ điển hình cho sự bền bỉ và đam mê trong nghiên cứu khoa học, đặc biệt là đối với những người phụ nữ trong lĩnh vực này. Bà đã để lại cho đời nhiều đóng góp với các công trình vĩ đại. 

Để hiểu hơn về cuộc đời, sự nghiệp của vị giáo sư này. Hãy cùng M5s News điểm qua một số thông tin ngay trong bài viết dưới đây nhé.

Nhà vật lí Hedwig Kohn

1. Cuộc đời của nhà vật lý Hedwig Kohn

Hedwig Kohn sinh ra tại thành phố Wrocław, Đức (hiện nay thuộc Ba Lan) vào ngày 5 tháng 4 năm 1887. Bà là con gái trong một gia đình Do Thái (cha bà - Georg Kohn, là một nhà buôn vải tốt và mẹ là Helene Hancke, xuất thân từ một gia đình giàu có). Hedwig Kohn học về vật lý và toán học tại Đại học Breslau, nơi bà sau đó tiếp tục công tác trong khoa vật lý.

Cuộc đời nhà vật lí Hedwig Kohn

Tuy nhiên, khi Đức Quốc Xã triển khai chính sách phân biệt chủng tộc, nhà vật lý Hedwig Kohn bị giới hạn trong công việc và bị bắt buộc phải rời khỏi nước Đức vào năm 1933. Một giai đoạn khó khăn bắt đầu từ đây đối với bà.

"Đêm pha lê Kristallnacht" xảy ra vào ngày 9 tháng 11 năm 1938, đây là cuộc bạo động chống lại những người Do Thái, đã làm rõ nhu cầu cấp thiết phải di cư và chạy trốn khỏi Đức Quốc xã càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, điều đó không khả thi nếu không có lời mời làm việc ở một quốc gia khác. 

Chính Rudolf Ladenburg, người hướng dẫn nghiên cứu tiến sĩ của Hedwig Kohn, đã cố gắng giúp đỡ bằng cách tìm cho bà một công việc tại Đại học Aberdeen (Anh) vào mùa đông năm 1939. 

Khi đó Ladenburg là một nhà vật lý rất được kính trọng tại Đại học Princeton và đã tìm cách dàn xếp để Kohn thông qua Liên đoàn Phụ nữ Đại học Quốc tế và Hiệp hội Khoa học và Học tập Luân Đôn có thể kiếm được một công việc cho Hedwig.

Nhà vật lý học Rudolf Ladenburg

Tuy nhiên, chiến tranh bùng nổ khiến nước Anh ngay lập tức hủy bỏ tất cả các thị thực (visa) lao động được cấp. Nhà vật lí Hedwig Kohn, cùng với hai phụ nữ khác là Lise Meitner và Hertha Sponer, những người cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Họ cần chạy trốn khỏi Đức Quốc xã và bắt đầu cuộc sống từ đầu ở nước ngoài.

Bà đã cùng Ladenburg, Meitner và Sponer gửi đi nhiều bức thư để trao đổi với đại diện của Liên đoàn Phụ nữ Đại học Quốc tế và các trường đại học khác nhau trên thế giới. Cuối cùng họ đã giành được ba suất ở Hoa Kỳ cho cả ba người với tổng thời gian là một năm tại Trường Women's College (Đại học Bắc Carolina), tại Sweet Briar College (bang Virginia) và tại Wellesley Collette (Bang Massachusetts). 

Tin vui này đã mang lại cho nhà vật lý Hedwig Kohn một con đường trung gian bằng cách xin thị thực (visa) để đến Thụy Điển vào năm 1940, cho đến khi xin được visa vào Hoa Kỳ và định cư lâu dài ở đó.

Kohn đã sống và làm việc tại Mỹ cho đến khi qua đời vào 26 tháng 11, 1964 tại New York, Hoa Kỳ.

2. Sự nghiệp của nhà vật lí Hedwig Kohn

Hedwig Kohn là một nhà vật lý học có tài năng và sự nghiệp của bà rất đáng ngưỡng mộ. Về sự nghiệp, bà đã bắt đầu làm việc từ khi còn ở Đức cho đến khi sinh sống tại Hoa Kỳ với các mốc thời gian quan trọng như sau:

Sự nghiệp tại Đức của Hedwig Kohn

Năm 1906, bà bắt đầu theo học tại Đại học Breslau (ngày nay là Đại học Wrocław, Ba Lan), ban đầu với tư cách là sinh viên khách mời, vì thời điểm đó chưa thể tuyển sinh chính thức cho phụ nữ.

Sự nghiệp nhà vật lí Hedwig Kohn

Bà nhận bằng tiến sĩ năm 1913 và trở thành phụ nữ đầu tiên đạt được bằng tiến sĩ vật lý tại trường Đại học Breslau. 

Năm 1914, bà trở thành trợ lý tại Viện Vật lý của Đại học Breslau, đảm nhận nhiều nhiệm vụ khi hầu hết các đồng nghiệp nam của cô phải nhập ngũ vào đầu Thế chiến thứ nhất. Cô ấy đã làm việc với nhà vật lý người Đức Otto Lummer trong một ấn bản mới của Sách giáo khoa Vật lý và Khí tượng của Müller-Pouillet.

Trong thế chiến thứ I, nhà vật lí Hedwig Kohn ở lại học viện của trường để giảng dạy và tư vấn cho các nghiên cứu sinh (tiến sĩ)

Tại đây, bà đã nghiên cứu về quang phổ các nguyên tố và tìm hiểu về các phương pháp đo nhiệt độ cho các vật chất khác nhau.

Năm 1933, do quy định của Đức Quốc xã (cấm người do thái), mà bà đã bị sa thải.

Khi mất việc, bà đã dùng những kiến thức của mình để tiếp tục theo các nghiên cứu liên quan đến công nghiệp ánh sáng trong suốt 5 năm để kiếm sống qua ngày.

Mãi đến năm 1938, cả công việc này cũng bị mất và khiến bà sắp rơi vào nạn diệt chủng lúc bấy giờ do không có thu nhập.

Sự nghiệp nhà vật lý Hedwig Kohn ở Mỹ

Năm 1938, Trường Cao đẳng Phụ nữ tại Đại học Bắc Carolina, Trường Cao đẳng Sweetbriar ở Virginia và Trường Cao đẳng Wellesley đều mời bà làm công việc giảng dạy một năm, điều này giúp bà có thể vào Hoa Kỳ.

Tại Đại học Wellesley, bà trở thành trợ lý giáo sư vào năm 1945 và giáo sư chính thức ba năm sau đó.

Năm 1952, bà đến Đại học Duke ở Durham (Bắc Carolina), nơi Hertha Sponer cũng đang làm việc vào thời điểm đó.

Khi nhà vật lý Hedwig Kohn nghỉ hưu ở tuổi 65, Sponer đã tạo điều kiện cho bà thực hiện một dự án nghiên cứu tại Đại học Duke, trong đó bà đã nghiên cứu và giảng dạy thêm 12 năm nữa.

>>Xem thêm: Hiện tượng vật lý là hiện tượng gì? Các hiện tượng vật lý trong đời sống

Sự nghiệp nhà vật lí Hedwig Kohn

3. Những đóng góp của nhà vật lý Hedwig Kohn

Hedwig Kohn là một nhà vật lý tiên phong, người đã có những đóng góp quan trọng trong lĩnh vực quang phổ học và phép đo các tính chất nguyên tử. 

Một số công trình nghiên cứu và tác phẩm đã được xuất bản của Hedwig Kohn:

  • Müller-Pouillets Lehrbuch der Physik.(Tạm dịch: Sách giáo khoa Vật lý của Muller-Pouillet), ấn bản II. 
  • Năm 1929: tác phẩm Photometrie (Tạm dịch: Trắc quang) chương 22.
  • Nhà vật lý Hedwig Kohn còn nghiên cứu và viết ra tác phẩm Temperaturbestimmung auf Grund von Strahlungsmessungen (Tạm dịch: Xác định nhiệt độ dựa trên phép đo bức xạ) với khoảng 40 trang
  • Ziele und Grenzen der Lichttechnik (Tạm dịch: Mục tiêu và giới hạn của công nghệ chiếu sáng) chương 26.
  • Năm 1932: “Sự đảo ngược và các vạch quang phổ để xác định tổng số hấp thụ và chiếm giữ của các trạng thái nguyên tử bị phân cực” (dịch từ tiếng Đức). Xuất bản trên tạp chí Vật lý với khoảng 6 trang 

Các công trình nghiên cứu của Hedwig Kohn đã góp phần quan trọng trong việc phát triển lĩnh vực phổ quang học và vật lý trong thế kỷ 20.

Mặc dù phải đối mặt với sự phân biệt đối xử và đàn áp, những đóng góp của Kohn cho lĩnh vực vật lý là rất đáng kể và tiếp tục được công nhận và tôn vinh cho đến ngày nay. Bà đã để lại cho thế hệ sau những giá trị vĩ đại về công trình nghiên cứu của mình. Có thể kể đến một vài đóng góp như sau:

  • Kohn được nhà vật lý học Otto Lummer đào tạo về xác định định lượng cường độ ánh sáng, cả từ các nguồn dải rộng, chẳng hạn như "vật đen" và từ các vạch phát xạ rời rạc của các nguyên tử và phân tử. Bà đã phát triển thêm các phương pháp như vậy và nghĩ ra các cách trích xuất thông tin từ các phép đo cường độ và từ các hình dạng đường phát xạ.
  • Với hơn 20 tác phẩm để đời, 1 bằng sáng chế cùng sách giáo khoa với hàng trăm trang liên quan đến X quang và được giới thiệu đến sinh viên vào năm 1960. Trong đó, nội dung sẽ bao gồm một số kỹ thuật để đo bức xạ điện tử, hay ánh sáng khả kiến.
  • Nhà vật lí Hedwig Kohn còn để lại cho các thế hệ phét đo bức xạ kế do bà phát triển.

Nhà vật lí Hedwig Kohn

  • Trong những năm 1930-1940 tại Đức, bà đã viết những văn bản về Vật lý, có tổng số 270 trang cho Tập II “Lý thuyết về năng lượng bức xạ” (quang học) trong Müller-Pouillets Lehrbuch der Physik (sách giáo khoa Vật lý Muller- Pouillet), đạt được một bằng sáng chế và được xuất bản trên nhiều tạp chí khoa học. Cho đến những năm 1980, một số trong những bài báo của bà vẫn được trích dẫn.
  • Quá trình giảng dạy, nhà vật lí Hedwig Kohn đã có hai học trò trở thành giáo sư ở Đức, qua đó có thêm nhiều công trình nghiên cứu và đóng góp nhiều hơn cho thời đại.
  • Cuộc đời của Hedwig Kohn đã trải qua nhiều khó khăn, đặc biệt là khi Đức Quốc Xã triển khai chính sách phân biệt chủng tộc. Nhưng bà đã vượt qua bằng sự kiên trì và đam mê của mình trong lĩnh vực vật lý. Từ đó, đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều người, đặc biệt là những người có đam mê nghiên cứu vật lý.

Năm 1952, chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức đã trao tặng bà tiền trợ cấp và danh hiệu giáo sư danh dự. Ngoài ra, mới đây Google Doodle vinh danh bà vào sinh nhật lần thứ 132 của bà (2019), bà cũng được nhắc đến trong bộ phim tài liệu "Picture a Scientist" vào năm 2020.

Tổng kết

Trên đây là tổng hợp những thông tin về nhà vật lí Hedwig Kohn, vượt qua mọi sự khó khăn và sống trong chế độ bị đàn áp dưới thời Hitler. Bà đã cống hiến cho đời nhiều công trình nghiên cứu của mình, nhưng lại bị lãng quên trong suốt một thời gian dài.

M5s News hy vọng rằng, không chỉ những thế hệ học sinh đang được giảng dạy những kiến thức vật lý, mà mong muốn tất cả mọi người đều sẽ ghi nhớ những đóng góp to lớn mà bà để lại. Chia sẻ để nhiều người cùng biết đến hơn nha.

06/05/2023 10:42
0 Bình luận
Sắp xếp theo