Từ ghép là gì? Phân biệt các loại từ ghép (ví dụ cụ thể)

Từ ghép là loại từ được sử dụng nhiều nhất trong Tiếng Việt. Thế nhưng khi nhắc đến nhiều người lại không biết từ ghép là gì, ngay cả trong những trường hợp đã sử dụng nhưng cũng không nhận ra nó.

Hiểu được vấn đề đó, bài viết dưới đây M5s News sẽ giải đáp chi tiết về loại từ này. Hãy cùng theo dõi cùng những ví dụ để hiểu hơn về từ ghép nhé.

Từ ghép là gì, các loại từ ghép

1. Khái niệm từ ghép là gì?

Từ ghép là từ được kết hợp bởi 2 tiếng trở lên, giúp bổ sung nghĩa hoặc thay đổi ngữ nghĩa một cách đa dạng, phong phú hơn. Nó là một loại thuộc từ phức, những từ được ghép sẽ có mối liên quan với nhau về ý nghĩa.

Từ ghép là gì

Loại từ này chúng ta đã được học ở cả bậc tiểu học lớp 4 về khái niệm của từ ghép. Còn ở bậc trung học cơ sở là lớp 6, 7 sẽ là nội dung chi tiết hơn về ý nghĩa của từ ghép hay cấu tạo của câu.

  • Công dụng của từ ghép là gì?

Từ ghép là một thành phần cấu trúc câu, có công dụng giúp người sử dụng biểu đạt được rõ nhất về sự vật, sự việc mà mình nhắc tới. Giúp người đọc, người nghe hiểu rõ, nhanh về vấn đề được nhắc tới mà không cần phải suy đoán.

Ví dụ:

- Hoa mai: Khi được nhắc tới người ta hiểu ngay đây là một loài hoa có màu vàng, thường được sử dụng vào ngày Tết.

- Hoa: Người nghe sẽ phải suy đoán hoa này là hoa gì, có màu sắc, mùi hương ra sao,...

>>Xem thêm bài viết liên quan: Cách phân biệt từ láy và từ ghép (dễ nhớ nhất)

2. Có bao nhiêu loại từ ghép?

Ở bài học về từ ghép lớp 4 thì dựa vào mối quan hệ giữa các tiếng tạo thành từ ghép để phân loại ra các loại từ ghép khác nhau. Cụ thể, nó được chia thành 2 loại: Đẳng lập và chính phụ (hay còn có tên gọi khác là tổng hợp và phân loại). Để hiểu hơn về đặc điểm của từng loại từ này hãy theo dõi nội dung tiếp theo đây nhé.

Phân loại từ ghép

2.1 Từ ghép đẳng lập (tổng hợp)

Là từ ghép không phân ra tiếng chính, tiếng phụ và giữa các các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp. Nói một cách dễ hiểu, khi 2 tiếng tách riêng ra thì chúng vẫn thể hiện được ý nghĩa nhất định mà không cần từ ngữ nào hỗ trợ.

  • Ví dụ trong SGK Ngữ Văn lớp 7, trang 14: 

Ví dụ từ ghép đẳng lập

- Phân tích 2 từ ghép đẳng lập: quần áo, trầm bổng.

+ Cả hai không có tiếng chính, tiếng phụ

+ Tách riêng 2 tiếng vẫn có ý nghĩa, chẳng hạn như: “quần” sử dụng để nói trang phục ở phần dưới cơ thể, “áo” sử dụng để nói trang phục ở phần trên cơ thể.

+ Giữa các tiếng có sự bình đẳng về mặt ngữ pháp

  • Ví dụ 2, các từ ghép đẳng lập: ăn ở, ăn uống, nhà cửa, sách vở,...

2.2 Từ ghép chính phụ (phân loại)

 Là từ ghép có 2 tiếng, tiếng chính đứng trước và tiếng phụ đứng sau. Tiếng phụ đóng vai trò bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính.

  • Ví dụ trong SGK Ngữ Văn lớp 7, trang 13:

Ví dụ từ ghép chính phụ

- Phân tích 2 từ ghép chính phụ: Bà ngoại, thơm phức

+ Tiếng chính: Bà, thơm

+ Tiếng phụ: Ngoại, phức

Giải thích: Bà, thơm là tiếng chính vì nó đứng đầu câu. Ngoại, phức là tiếng phụ vì nó có thể thay được nhiều từ ngữ khác chẳng hạn như bà nội, bà đỡ, bà hàng xóm,... Sử dụng từ “ngoại” sẽ giúp người đọc người nghe phân biệt được đây là người sinh ra mẹ chứ không phải người sinh ra bố hoặc ai khác. Từ “phức” cũng tương tự, nó có thể thay thế bằng từ thơm nức, thơm ngào ngạt,...

  • Ví dụ từ ghép chính phụ 2: Từ “hoa” là tiếng chính, có thể sử dụng để ghép với nhiều tiếng phụ khác nhau như: Hoa mai, hoa hồng, hoa cúc,...
  • Ví dụ từ ghép chính phụ 3: Từ “bút” là tiếng chính, sử dụng ghép với những từ như bút bi, bút mực, bút màu, bút vẽ,...

3. Các bài tập, ví dụ về từ ghép (có đáp án)

Để hiểu hơn từ ghép là gì thì hãy cùng làm những bài tập bên dưới đây nhé.

3.1 Các từ dưới đây, đâu là từ ghép đẳng lập, chính phụ?

Hợp tác xã, sơn hà, ái quốc, nụ cười, thủ môn, thiên thư, học hành, tranh cãi, khai trường, suy nghĩ, hoa hồng, mặt trời, yêu thương, thế giới, anh em, hạnh phúc, thạch mã, bút chì, đường sá, cây cỏ, cha mẹ, hạt đỗ, bạn học, bạn hữu, trung thu, hoa quả, rừng núi, quốc kỳ, con người, bông hoa, hoa nhài, nóng bỏng, xanh tươi, kỳ diệu, cỏ cây, ẩm ướt, khoẻ mạnh, mệt mỏi.

Đáp án:

Từ ghép đẳng lập Từ ghép chính phụ
hợp tác xã  ái quốc 
sơn hà nụ cười
học hành thủ môn
khai trường thiên thư
suy nghĩ tranh cãi
yêu thương hoa hồng
thế giới mặt trời
anh em hạnh phúc
cha mẹ thạch mã
bạn hữu bút chì
hoa quả đường sá
rừng núi cây cỏ
bông hoa hạt đỗ
nóng bỏng bạn học
xanh tươi trung thu
cỏ cây quốc kỳ
ẩm ướt con người
khỏe mạnh hoa nhài
mệt mỏi kỳ diệu

 

3.2 Tìm 6 từ ghép và đặt câu với từ đó.

Ví dụ 1: Sáng nay mẹ vừa đi chợ và mua rất nhiều hoa quả, nào là quả ổi, quả táo, quả lê,...

+ Từ ghép đẳng lập: Hoa quả.

+ Từ ghép chính phụ: Quả ổi, quả táo, quả lê

Ví dụ 2: Rừng núi Tây Nguyên trông thật tuyệt, có cả những cây hoa mọc tự nhiên rất bắt mắt, có hoa lan, hoa sim và hoa cúc.

+ Từ ghép đẳng lập: Rừng núi

+ Từ ghép chính phụ: Hoa lan, hoa sim, hoa cúc

Ví dụ 3Mặc dù em rất thích bút màu, nhưng khi vẽ em vẫn phải dùng bút chì để lỡ vẽ sai vẫn có thể sửa lại được.

+ Từ ghép chính phụ: Bút màu, bút chì.

Ví dụ 4Mỗi sáng thứ 2 đầu tuần, trường em đều tổ chức chào cờ và hát quốc ca.

+ Từ ghép chính phụ: Quốc ca.

Ví dụ 5Học tập là nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu đối với bản thân của em.

+ Từ khoá đẳng lập: Học tập

Ví dụ 6Học hành sẽ giúp em nâng cao kiến thức hơn rất nhiều.

+ Từ khoá đẳng lập: Học hành.

Tổng kết:

Vừa rồi M5s News đã giúp bạn giải đáp thắc mắc từ ghép là gì. Hy vọng thông qua những ví dụ cụ thể sẽ giúp bạn hiểu hơn về loại từ này. Nếu muốn chúng mình giải đáp về một vấn đề gì đó thì đừng ngại mà hãy comment xuống dưới nhé.
 

17/04/2023 01:17
0 Bình luận
Sắp xếp theo